Những việc cần làm:
- Sử dụng một bàn chải nhỏ để chải nhẹ nhàng các bụi bẩn ra khỏi cân
- Làm ẩm tờ giấy Kimwipe mỏng với nước tinh khiết và lau cẩn thận mặt cân và xung quanh cân. Lau khô lại lần nữa.
- Bỏ bề mặt cân ra ngoài và lau kỹ hơn bên trong.
- Nếu có di chuyển cân, thì cần điều chỉnh lại bóng nước cân bằng sao cho nó ở vị trí trung tâm.
- Ấn lên bề mặt cân có thể khiến phá hủy cấu trúc bên trong của cân đặc biệt là đối với cân sử dụng cho khối lượng nhỏ. Do đó hãy nhẹ nhàng!
- Xoay, lắc hay lộn ngược cân.
- Thả hoặc đặt mạnh lên bề mặt cân. Hãy tưởng tượng chiếc cân như một em bé đang ngủ, hay di chuyển và thao tác với tất cả sự dịu dàng nhất mà bạn có .
- Sử dụng các chất tẩy rửa mạnh.
- Không lau sạch cân, còn sót lại muối trên cân, việc này có thể ăn mòn cân dẫn đến giảm hiệu năng của cân.
Độ chính xác được xem là mức độ tin cậy trong việc đo khối lượng của một mẫu. Có thể kết luận độ chính xác bằng một số test và những bài kiểm tra này được thiết kế để giúp bạn đảm bảo rằng cân của bạn hoạt động có hiệu quả nhất. Sau bài test, cũng nên để cân tối thiểu khoảng 1 tiếng hoặc qua đêm trước khi sử dụng.
1. Kiểm tra độ ổn định của cân
Như bất kỳ dụng cụ nào, những chiếc cân cũng gặp vấn đề về sự lặp lại. Điều đó có nghĩa là khi ta cân cùng 1 mẫu nhiều lần, thì kết quả không hoàn toàn giống nhau. Để kiểm tra tính lặp lại hay ổn định của thiết bị, một test kiểm tra độ ổn định sẽ được thực hiện.
Test này được thực hiện bằng cách đặt cùng 1 khối lượng lên cùng 1 vị trí trên mặt cân nhiều lần. Test nên được thực hiện trong các điều kiện giống nhau và không đổi và với thao tác như nhau.
Khối lượng được sử dụng trong test nên gần với khối lượng lớn nhất và thiết bị có thể tải được. Test thường được thực hiện bằng cách lặp lại ít nhất 5 lần cân liên tiếp. Đối với dụng cụ có dải đo cao (trên 100 kg / 220 lbs), cần phải làm ít nhất 3 lần.
Nếu khối lượng nhỏ nhất cân của bạn có thể cân được là 1 g và lớn nhất là 100 g, thì hãy cân ở khối lượng khoảng 75 g. Sử dụng mẫu đã được cân bằng nhiệt (đưa về nhiệt độ phòng trước khi cân). Cân mẫu khoảng 10 lần và ghi lại các số cân hiển thị và tính toán sai số trong tất cả các lần cân. Nếu sự chênh lệch giữa các lần cân nằm trong phạm vi có thể chấp nhận được của nhà sản xuất (có thể kiểm tra trên trang web của nhà sản xuất hoặc trong quyển hướng dẫn sử dụng) thì xin chúc mừng, độ ổn định của cân là hoàn toàn tốt. Ngược lại, đã đến lúc bạn cần hiệu chỉnh lại cân của mình.
2. Kiểm tra các vị trí trên bề mặt cân
Thông thường, một chiếc cân tốt sẽ có thể cân chính xác cho dù mẫu không được đặt ở vị trí trung tâm mặt cân. Do đó, để kiểm tra cân của bạn có tốt hay không, bạn hãy đặt mẫu ở các vị trí khác nhau trên bề mặt cân và ghi lại cẩn thận các giá trị hiển thị, nếu sự chênh lệch quá nhiều hoặc có sự sai sót lớn, bạn cần liên lạc với nhà sản xuất.
Trong test kiểm tra này, đầu tiên mẫu sẽ được đặt ở trung tâm của bề mặt cân, sau đó mẫu sẽ được đặt ở 4 khu vực khác nhau trên bề mặt cân, như được minh họa trong hình dưới đây.
Hình bên trên là thể hiện mặt cân hình chữ nhật và hình tròn, nhưng trong thực nghiệm cũng có rất nhiều dạng mặt cân và vị trí để mẫu sẽ rất đa dạng. Tiêu chuẩn OIML R76 và EN 45501 sẽ đưa ra một vài hướng dẫn cho các dạng bề mặt cân khác nhau.
Quy trình hiệu chuẩn nên đặc hiệu cho từng vị trí đặt mẫu trong suốt quá trình kiểm tra và kết quả hiệu chuẩn cũng nên bổ sung thêm vị trí đặt mẫu.
Khối lượng mẫu trong test kiểm tra độ lệch tâm này phải bằng ít nhất 1/3 tải trọng tối đa của cân. Tốt nhất việc kiểm tra nên thực hiện một lần, bằng cách đó, có thể dễ dàng đảm bảo được trọng tâm của cân nằm ở vị trí xác định.
Vì mục đích của test kiểm tra này là tìm ra sự khác biệt về trọng lượng gây ra bởi vị trí khác nhau trên cân nên không cần phải hiệu chuẩn chính xác, điều quan trọng là phải sử dụng cùng một khối lượng để kiểm tra.
Quy trình kiểm tra:
- Số chỉ nên về 0 trước khi test.
- Mẫu kiểm tra phải được đặt ở vị trí số 1 sau đó ghi lại kết quả.
- Sau đó đưa mẫu lần lượt đến các vị trí 2,3,4,5 và ghi lại kết quả sau mỗi lần. Cuối cùng mẫu nên đặt lại vị trí số 1 để kiểm tra xem thông số có bị lệch so với lần cân đầu tiên không.
Mục đích của kiểm tra trọng lượng là để kiểm tra độ chính xác (hiệu chỉnh) của cân trong toàn bộ phạm vi của cân với một vài bước, bằng việc tăng và giảm trọng lượng.
4. Kiểm tra sự tuyến tính
Trong test kiểm tra khối lượng, sử dụng nhiều điểm thuộc dải đo sẽ giúp tiết lộ một vài vấn đề về tuyến tính. Nếu như chiếc cân của bạn vượt qua được cả bài kiểm tra này thì chứng tỏ nó là một chiếc cân tốt.
Hình ảnh dưới đây minh họa sự không tuyến tính, tuy điểm zero và điểm cao nhất của thiết bị là được điều chỉnh chính xác nhưng vẫn xảy ra lỗi tại các điểm ở giữa của dải đo vì vậy dẫn đến sự không tuyến tính.
Căn chỉnh cân:
- Khi nào sẽ cần căn chỉnh?
- Lần đầu tiên mua cân
- Khi chuyển cân tới một nơi mới
- Khi có sự thay đổi đáng kể nhiệt độ môi trường xung quanh
- Khi cân không sử dụng (không cắm điện) trong một khoảng thời gian
- Khi độ chính xác không còn tốt
Kiểm tra trọng lượng nhỏ nhất không phải lúc nào cũng cần thiết. Test này vẫn được yêu cầu trong một số ngành công nghiệp, như ngành công nghiệp dược phẩm.
Mục đích của kiểm tra trọng lượng tối thiểu là tìm trọng lượng nhỏ nhất thiết bị có thể đo được một cách đáng tin cậy và đáp ứng các yêu cầu chính xác. Khi giá trị đo được nhỏ hơn, thông thường lỗi tương đối của việc đọc trở nên cao hơn. Không nên sử dụng dụng cụ đo để đo bất kỳ khối lượng nhỏ hơn giới hạn tối thiểu của thiết bị.
Cách hiệu chuẩn cân
Bao gồm có hiệu chuẩn nội bộ và hiệu chuẩn bên ngoài. Thông thường hiệu chuẩn nội bổ rất có ích và bạn sẽ cần cân một khối lượng đã biết.
Khi cân của bạn đạt đến sự ổn định về nhiệt độ, hãy đặt một nhiệt kế cạnh cân và ghi lại giá trị môi trường xung quanh. Ghi lại vị trí của cân, model, số seri, phạm vi cân, độ phân giải và hệ số nhạy nhiệt độ (có thể tham khảo quyển hướng dẫn sử dụng cân).
Nguồn:
1. Olwen Reina, “How to Clean and Maintain Scales”, bitesizebio.
2. Heikki Laurila, “Weighing scale calibration - How to calibrate weighing instruments”, Beamex Blog, 16 May, 2017.