Kỹ năng sử dụng pipet là rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu sinh học phân tử, nếu không có kỹ năng tốt, các thí nghiệm của bạn sẽ khó có thể lặp lại, các dung dịch stock sẽ không chính xác và các phân tích sẽ gặp những lỗi lớn và trở nên vô nghĩa. Khả năng chính xác của pipet không chỉ phụ thuộc vào dụng cụ mà còn phụ thuộc vào bạn, cần phải bảo dưỡng cho pipet của mình, thực hành tốt các kỹ thuật và có sự hiểu biết nhất định về công việc đang làm. Nhưng may mắn thay, bạn không cần phải quá lo về điều đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện điều này, và một khi bạn đã nắm được những quy tắc này, bạn sẽ cải thiện được độ chính xác của pipet như mong muốn. 
BIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA PIPET
1. Hầu hết chúng ta đều sử dụng pipet thông thường (Air Displacement Pipette)
Một pipet thông thường có cơ chế hoạt động hơi giống một xy-lanh, ngoại trừ việc có một khoảng trống không khí giữa piston và mẫu.  Khoảng không khí này sẽ giúp ngăn piston không chạm vào dung dịch. Việc giữ cho dung dịch và pipet ngăn cách nhau như vậy là tốt nhưng nó cũng khiến pipet có một vài giới hạn. 
Nhiệt độ và áp suất có thể ảnh hưởng đến thể tích của cột không khí, và sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của pipet. Cũng như các dung môi dễ bay hơi có thể bị bay hơi vào cột không khí và dẫn đến các thể tích khi đẩy ra có thể thiếu chính xác hoặc bị ít đi. Cột dẫn khí của pipet đó cũng sẽ bị nhiễm bởi các dung dịch khi hút. Nếu như bạn phải làm việc với các chất ăn mòn hoặc các vật liệu sinh học nguy hiểm thì điều này thực sự là một vấn đề.
2. Có thể sử dụng loại pipet khác (tùy thuộc vào ứng dụng của bạn)
Hầu hết các thông tin trong bài viết này đều liên quan đến pipet thông thường, tuy nhiên trong một hoàn cảnh nào đó thì một pipet piston (positive displacement pipette) sẽ là một lựa chọn tối ưu hơn. Pipet piston hoạt động như xy lanh, nhưng chúng không có cột không khí- khác với pipet thông thường. Điều này khiến chúng trở nên chính xác hơn khi hút các dung môi dễ bay hơi. Việc thiếu cột không khí cũng làm giảm khả năng bị nhiễm khi hút các chất ăn mòn hay vật liệu sinh học, do đó pipet này sẽ thích hợp hơn khi hút các dung dịch này.
Những chiếc pipet loại này cũng khá đắt do thân pipet và đầu tip được nối liền với nhau và sẽ bỏ cả hai sau khi hút xong. Nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể sử dụng pipet thông thường với đầu tip có lớp chắn, mặc dù nó sẽ mang đến một vài các vấn đề khác.
BẢO DƯỠNG PIPET
3. Pipet cần được bảo trì 6-12 tháng một lần
Dịch vụ bảo trì pipet bao gồm việc hiệu chuẩn lại, tra dầu mỡ cho các bộ phận và thay thế các phần bị mòn hoặc các bộ phận khác. Bạn có thể gửi pipet tới các công ty để bảo dưỡng pipet.
4. Kiểm tra pipet thường xuyên để xem các thương tổn
5. Nên lau pipet với cồn 70% trước khi sử dụng
6. Sử dụng giá treo pipet khi không sử dụng
Luôn treo pipet thẳng đứng trên giá để nước / khí ngưng tụ có thể chảy ra, tránh các dung dịch ăn mòn bị chảy ngược lại vào bên trong pipet gây phá hủy pipet.
7. Không bao giờ dốc ngược pipet đang cắm đầu tip mà có dịch bên trong
Sẽ không gì có thể ngăn chặn việc dung dịch chảy ngược vào trong thân pipet, gây ra nhiễm hoặc làm hỏng pipet.
8. Lựa chọn đúng đầu tip để tăng độ chính xác và độ lặp lại
Đầu tip và pipet không khít với nhau có thể làm giảm độ chính xác của kết quả pipet
Khuyến cáo: nên sử dụng pipet và đầu tip của cùng hệ thống. Thường xuyên kiểm tra phần đầu pipet xem còn khít với đầu tip không
KỸ THUẬT THỰC HÀNH PIPET TỐT
9. Đảm bảo rằng bạn biết cách sử dụng pipet đúng
Về cơ bản, bạn có thể xem các hướng dẫn sử dụng pipet của các hãng tương ứng với loại pipet bạn sử dụng. Cần nhớ các quy tắc quan trọng nhất sau đây:
  • Tính thống nhất (nhất quán) khi hút:
+  Sử dụng pipet nhịp nhàng.
+  Áp lực lên piton phải đồng đều.
+  Tốc độ và êm ái.
+ Giữ pipet thẳng đứng, tạo một góc 90o so với mặt phẳng chất lỏng khi hút.
+ Chỉ nhúng pipet nhẹ nhàng, vừa phải khi hút dung dịch.


  • Thời gian chờ cho pipet thể tích nhỏ:
+ Vẫn ngâm đầu tip trong dung dịch và đợi ít nhất 1 giây sau khi hút mẫu lên.
+ Sau đó từ từ rút đầu tip ra khỏi dung dịch.
               + Điều này rất quan trọng đối với mẫu lượng lớn (thể tích mẫu lớn) và những mẫu nhớt cao.
  • Xả mẫu: Có 3 kỹ thuật xả:
+ Xả bên cạnh ống (1).
+ Xả bên trên bề mặt dung dịch đã có sẵn trong ống (2).
+ Xả trong dung dịch (3).
Cần lưu ý:
+ Tạm dừng trước khi xả với mẫu có độ nhớt.
+ Nếu xả trong dung dịch, cần giữ piston ở vị trí stop thứ 2 cho đến khi đầu tip được nhấc ra khỏi dung dịch. Tránh làm mẫu bị hút ngược vào pipet.

10. Kiểm tra độ chính xác của pipet
Kiểm tra độ chính xác của pipet bằng cách hút 100 µl nước và cân, khối lượng của giọt bạn hút nên trong khoảng 0.1g. Sau đó hãy lặp lại 10 lần hút như vậy và ghi lại các kết quả khối lượng bạn cân được. Nếu như độ biến thiên (sự thay đổi) giữa các lần trong khoảng hơn ±0.5% thì hoặc là bạn cần căn chỉnh lại pipet hoặc bạn nên thực hành kỹ thuật pipet nhiều hơn.
MỘT SỐ MẸO GIÚP LÀM TĂNG ĐỘ CHÍNH XÁC CHO PIPET
11. Rửa trước đầu tip
Rửa trước đầu tips đảm bảo cho tất cả các phần phía trong được tiếp xúc với dung dịch. Bạn sẽ thực hiện việc này bằng cách hút mẫu vào đầu tips và sau đó xả ngược lại hoặc xả ra cốc thải để tráng rửa đầu tip, cách này sẽ giúp tăng sự chính xác cho quá trình thao tác với pipet. Lời khuyên là chỉ nên sử dụng cách này với những thể tích lớn hơn 10 µl.
12. Kỹ thuật pipet ngược
Kỹ thuật này được sử dụng khi hút các dung dịch nhớt (mẫu máu,..) hoặc dung môi dễ bay hơi. Kỹ thuật này cũng giúp cho việc hút các thể tích siêu nhỏ như 0.5 µl hoặc ít hơn.
Kỹ thuật pipet ngược bắt đầu bằng việc ấn plunger xuống vị trí dừng thứ 2, do đó sẽ bao gồm thêm một lượng thể tích dư trong quá trình hút mẫu, mà không bao gồm trong lúc xả cuối.

13. Xem xét nhiệt độ môi trường xung quanh
Những người hoặc công ty thường căn chỉnh pipet ở nhiệt độ phòng, do đó nếu bạn sử dụng pipet ở một nhiệt độ nào khác (ví dụ như trong phòng lạnh) thì có thể bạn sẽ không hút được thể tích chính xác.
14. Xem xét nhiệt độ mẫu
Trong một bài báo mới đăng gần đây trên Nature Methods, Millet và Barthlen đã quan sát được một hiện tượng kỳ lạ như sau: Khi lặp lại nhiều lần hút mẫu nhiệt độ lạnh, thể tích dung dịch ở lần xả đầu tiên luôn luôn lớn hơn thể tích đã hút, nhưng ở các lần hút sau đó với cùng đầu tip như vậy thì lại cho thể tích chính xác. Điều này cũng đúng khi họ thực hiện trên các mẫu có nhiệt độ nóng, ngoại trừ rằng ở lần xả đầu tiên  thì thể tích lại nhỏ hơn thể tích đã hút. Vì vậy họ đã đưa ra giải pháp rất đơn giản, xả lại lần hút đầu tiên vào ống chứa dung dịch và bắt đầu hút từ lần thứ hai.
15. Sử dụng pipet phù hợp với thể tích
Độ chính xác của pipet sẽ giảm khi thể tích xả gần với thể tích nhỏ nhất mà pipet có thể chịu được. Ví dụ nếu như bạn muốn hút xả 15 µl, thì việc sử dụng pipet 1 ml là lựa chọn cực kỳ tệ, pipet 200 µl cũng không tốt lắm, khi đó lý tưởng nhất là sử dụng pipet 20 µl.
  • Dải thể tích quy định: 10-100% thể tích pipet.
  • Dải thể tích khuyên dùng:
+ Thông thường 35-100% thể tích quy định.
+ Dưới 35% thì phụ thuộc vào kỹ thuật cao.
Nếu sử dụng thể tích dưới 10% của pipet có thể ảnh hưởng tới độ chính xác hơn 3%.
16. Sử dụng thể tích lớn nhất có thể
Sử dụng pipet với thể tích lớn bao giờ cũng cho kết quả chính xác hơn thể tích nhỏ. Việc hút chính xác một lượng nhỏ là điều không hề dễ dàng và có thể có những sai số thống kê trong kết quả của bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể pha loãng dung dịch stock ra khoảng 10 lần và sử dụng một pipet thể tích lớn hơn để hút dung dịch.
17. Cài đặt pipet
  • Điều chỉnh quá 1/3 vòng so với thể tích mình mong muốn.
  • Sau đó điều chỉnh ngược lại về thể tích cần.
  • Thao tác như thế với các thể tích khác nhau, với các lần khác nhau.
Thực hiện thao tác này có thể làm giảm ảnh hưởng tới 0.5%.
TỔNG QUAN CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG PIPET

Lỗi nhỏ là quan trọng đối với những kỹ thuật hiệu chuẩn; với người dùng nên hạn chế lỗi trung bình và   lỗi lớn.
Nguồn:
1. "17 Ways to Stop Pipetting Errors From Ruining Your Experiments", Bite size bio.
2. http://www.ctump.edu.vn