Tủ hút không đường ống hay còn gọi là tủ hút lọc carbon, khép kín, dùng để lọc các loại chất, khói, hay hơi nguy hiểm khỏi phòng thí nghiệm. Không giống như tủ hút truyền thống, giá thành lắp đặt loại này thấp hơn và không yêu cầu hệ thống đường ống phức tạp.
Có một số điểm cần lưu ý trước khi quyết định mua 1 tủ hút không đường ống; hãy xem xét kỹ 4 vấn đề sau để tủ hút không đường ống trở thành sự lựa chọn thích hợp cho phòng thí nghiệm của bạn.
1/ Ứng dụng của bạn có phù hợp với tủ hút không đường ống?
Tủ hút không đường ống thích hợp với các phòng thí nghiệm có công suất không quá lớn, và chỉ xử lý một số loại khói, hơi cụ thể. Nghĩa là:
– Chỉ sử dụng giới hạn một số hóa chất khác nhau (không quá 10 loại cho mỗi ứng dụng)
– Không thực hiện quá trình gia nhiệt quá cao trong tủ (ví dụ như quá trình phá mẫu axit)
– Dung tích trung bình sử dụng không quá 500ml/một hóa chất
– Thời gian tiếp xúc với hóa chất trung bình khoảng 2 – 3 giờ/ngày
Nếu thí nghiệm của bạn không đáp ứng các yếu tố này, thì tốt hơn nên chọn loại tủ hút có đường ống tiêu chuẩn hoặc tủ hút có bộ lọc khói để đảm bảo tính an toàn và kinh tế.
2/ Các hóa chất trong thí nghiệm của bạn có được lọc hiệu quả với bộ lọc Than hoạt tính có sẵn của tủ?
Thông thường các tủ hút không đường ống sẽ được lắp các bộ lọc chuyên biệt cho các loại hóa chất. Mỗi loại bộ lọc cụ thể sẽ tăng khả năng lọc các hóa chất trong cùng họ; tuy nhiên, một số hóa chất không thể lọc an toàn hoặc không hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có một số loại bộ lọc dành cho các nhóm hóa chất khác nhau như:
Bộ lọc HEPA (Bộ lọc hiệu quả cao) – hiệu quả lọc tới 99.99% cho các hạt và bụi hóa chất
Bộ lọc hữu cơ – Than hoạt tinh hấp thụ hóa học các hơi hữu cơ
Bộ lọc axit – lưu huỳnh – Loại màng lọc có Cabon được xử lý để trung hòa các hợp chất có chưa axit và lưu huỳnh.
Bộ lọc Amoniac – amin – Loại màng lọc Carbon được xử lý để trung hòa các hợp chất amoni/amin
Bộ lọc Formaldehyde – Loại màng lọc Carbon được xử lý để trung hòa Formaldehyde
Bộ lọc hỗn hợp Carbon Filter- Loại màng lọc có 60 % Carbon được xử lý để trung hòa các hợp chất axit và lưu huỳnh (20%), hợp chất amin/amoni (20%), hợp chất Formaldehyde (20%) và 40% carbon hoạt hóa để trung hòa các hợp chất hữu cơ
Bộ lọc đồng vị phóng xạ – Loại màng lọc carbon đã xử lý để trung hòa các đồng vị phóng xạ.
Nếu tất cả các hóa chất bạn dùng trong thí nghiệm đáp ứng các loại nêu trên thì có thể chọn tủ hút không đường ống, tuy nhiên, một số hóa chất là ngoại lệ. Ví dụ, một số chất hữu cơ (như metanol) nhẹ, rất dễ bay hơi nhưng lại hấp thụ không hiệu quả với màng lọc hữu cơ. Trong khi đó, một số axit (axit percloric) là chất đặc biệt nguy hiểm và nên sử dụng trong tủ hút chuyên dụng.
3/ Bao lâu thì nên thay bộ lọc?
Mặc dù tủ hút không đường ống không mất chi phí đầu từ lắp đặt đường ống cũng như hệ thống dây phụ trợ như tủ hút có đường ống tiêu chuẩn, nhưng lại cần phải thay thế bộ lọc sau một thời gian sử dụng. Từ thời gian và chi phí thay bộ lọc sẽ tính toán ra được chi phi đầu tư của tủ hút không đường ống so với tủ hút thường để cân nhắc lựa chọn.
Tuổi thọ của bộ lọc và do đó thời gian thay bộ lọc phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
Loại hóa chất sử dụng trong tủ hút?
Tốc độ bay hơi của mỗi loại hóa chất?
Lượng hóa chất sử dụng?
Thời gian sử dụng hóa chất mỗi ngày?
Nhiệt độ của cá loại hóa chất?
Ngoài ra cần tính toàn khả năng lọc của carbon hoạt tính, có thể tính theo công thức đơn giản sau:
Tuổi thọ bộ lọc lý thuyết (phút) = [(Tổng trọng lượng bộ lọc (g) x % Dung tích lọc) / Trọng lượng riêng của hóa chất(g/ml)] Tốc độ bay hơi của hóa chất (ml/phút)
Trong đó: % Dung tích lọc: là phần % theo khối lượng mà bộ lọc có thể hấp thụ lượng hóa chất cho trước
(http://www.labconco.com/news/carbon-filter-capacity-calculate-this)
4/ Làm thế nào để cân bằng các Ưu, nhược điểm của tủ hút không đường ống?
Vậy nếu bạn đã quyết định sẽ chọn một tủ hút không đường ống thì vấn đề cuối cùng cần quyết định là khắc phục các nhược điểm của nó để có thể đáp ứng các nhu cầu của bạn một cách tốt nhất:
Ưu điểm Nhược điểm
Tính di động Quạt gió bên trong có thể gây ra tiếng ồn
Dễ lắp đặt Yêu cầu bảo dưỡng bộ lọc
Tiết kiệm năng lượng Ứng dụng bị hạn chế do chức năng chuyên biệt của bộ lọc
Tiết kiệm chi phí lắp đặt Nguy hiểm cao do tiếp xúc với hóa chất khi bảo dưỡng bộ lọc
(Nguồn: Labconco.com)