Cũng như một số công việc khác, khi làm việc trong phòng thí nghiệm cũng có nhiều quy tắc bất thành văn mà bạn không hề biết. Nó có thể là nguyên nhân chính gây ra sự mệt mỏi, căng thẳng, mọi người sẽ dần mất lòng tin ở bạn, các mối quan hệ trong phòng làm việc sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Và sau đây là 10 quy tắc bất thành văn mà bạn nên biết.

1. Đừng bao giờ chạm vào bất cứ dung dịch gì mà bạn chưa biết chắc về nó

Các loại enzyme, mồi, môi trường nuôi cấy, hay các loại chất lỏng, dung môi luôn chứa những mối nguy hiểm cho người sử dụng, do vậy đừng động chạm với bất cứ thứ gì nếu chưa có bất cứ sự cho phép nào. Còn nếu đã được cho phép, bạn nên sắp xếp vào các ngăn riêng biệt và có ký hiệu để tránh những nguy hiểm mà chúng mang lại. Quy tắc này được áp dụng cho các loại pipet và các loại đầu típ được sử dụng.



2. Giúp đỡ người khác, người khác sẽ giúp đỡ lại bạn

Bạn đang pha môi trường? Đây là một trong những cách mà một người nào đó sẽ hỏi bạn và họ muốn nhờ bạn giúp họ pha một môi trường nào đó. Hoặc nếu bạn đang cân nhắc việc thay đổi một số thứ trong phòng thí nghiệm, bạn nên hỏi ý kiến của đồng nghiệp về những thứ họ cần bổ sung vào danh sách trước khi có sự phê duyệt của sếp. Họ cũng sẽ cảm ơn bạn bằng những việc làm tương tự. Do vậy, nếu bạn cho đi bao nhiêu bạn sẽ nhận lại bấy nhiêu.



3. Thẳng thắn thừa nhận những sai lầm của bản thân
Đã bao giờ bạn gặp sự cố khi để enzyme Taq bị hư hỏng trong quá trình thao tác? Nếu vậy đừng lo lắng, đây là một trong những sai lầm mà ai trong chúng ta đều có thể mắc phải khi làm trong phòng thí nghiệm nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết thừa nhận những sai lầm đó. Tất nhiên, bạn cũng có thể che giấu chúng một cách khá dễ dàng để mong rằng bản thân sẽ không bị ảnh hưởng nhưng thật là nghiêm trọng nếu như việc đó bị phát giác hoặc nó ảnh hưởng tới sự an toàn hoặc công việc của người khác.  Thực ra, nếu bạn thẳng thắn nhận sai lầm ngay sẽ làm những rắc rối ít xảy ra hơn, bên cạnh đó đồng nghiệp sẽ đánh giá cao sự trung thực của bạn.  Hãy nhớ rằng: tất cả những sai lầm đều cho chúng ta một bài học đáng quý!

4. Hãy nhiệt tình giúp đỡ khi có sự nhờ vả từ đồng nghiệp

Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh, đặc biệt là đối với những người làm việc với thời gian dài trong phòng thí nghiệm. Do vậy, nếu một ngày bạn nhận được email từ một đồng nghiệp đang bị bệnh và họ muốn nhờ bạn làm giúp một số việc nho nhỏ như: kiểm tra tình trạng những chú chuột, hay tách các tế bào… thì hãy cố gắng giúp đỡ họ với tất cả khả năng của bạn. Việc làm này chỉ làm tốn chút thời gian của bạn nhưng nó có thể giúp đồng nghiệp của bạn không bị mất lượng lớn thời gian để làm lại công việc từ đầu. Việc đồng nghiệp nhờ vả bạn cũng nói lên rằng họ rất tin tưởng năng lực chuyên môn của bạn.

5. Sự sạch sẽ chính là bước đệm để tăng niềm tin từ mọi người

Bạn có thể chưa phải là người có tính cách gọn gàng ngăn nắp nhất trong phòng thí nghiệm, vậy bạn hãy bắt đầu luyện tập để trở thành người như vậy. Quy tắc tốt nhất là: không để bát đĩa trong bồn rửa, đóng lại sau khi dùng các loại tủ lạnh, các chai lọ, hoặc phòng nuôi cấy mô… sau khi bạn đã thực hiện xong công việc của mình. Chỉ một chút lãng quên hay lười biếng đó của bạn sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho các đồng nghiệp. Không có gì tệ hơn khi bạn trở thành người chuyên phá hỏng những nghiên cứu của đồng nghiệp.



6. Hãy giữ mối thân thiện với các đồng nghiệp

Đây là một trong những quy tắc mà bạn cần có ở bất cứ môi trường làm việc nào, mà đặc biệt trong môi trường trong phòng thí nghiệm với thời gian dài, số lượng công việc khổng lồ. Bạn cũng nên tránh những câu chuyện ngồi lê đôi mách về các đồng nghiệp hay sếp của bạn. Việc chỉ trích đó có thể khiến bạn thoải mái trong chốc lát nhưng bạn sẽ cảm thấy khó xử sau này. Do vậy, hãy luôn giữ sự tin tưởng của mọi người cho mình và tránh việc soi mói những lỗi lầm của người khác nhé!

7. Tạo một cuốn sổ thí nghiệm ấn tượng

Tạo cho mình một cuốn sổ thí nghiệm có bố cục đơn giản và rõ ràng, chặt chẽ nhất có thể. Mỗi cuốn sổ đó bạn nên chia thành nhiều mục riêng biệt như: mục thông tin thí nghiệm: tên thí nghiệm, tên người thực hiện, ngày tháng năm, vật liệu và phương pháp thực hiện, kết quả sơ bộ…, nếu bạn cảm thấy không hài lòng với cách kết cấu bố cục của mình hãy nhờ sự tư vấn từ các đồng nghiệp. Việc làm này sẽ rất hữu ích khi bạn phải chuyển đi và người được giao trách nhiệm sẽ không loay hoay với những kết quả đã được thực hiện, mà tên bạn vẫn không bị lãng quên vào quá khứ. Vậy hãy trang bị cho mình một chiếc bút thật đẹp, một chiếc thước, một tập giấy nhớ và một chiếc bút dạ để tạo cho mình một cuốn sổ thí nghiệm thật ấn tượng nhé!



8. Đừng tách biệt bản thân với các đồng nghiệp

Cuộc sống phòng thí nghiệm có thể xem là rất vất vả vì bạn phải làm việc rất nhiều giờ trong ngày, trong tuần, thậm chí là cả cuối tuần. Do vậy, để hạn chế việc phải làm quá nhiều việc, bạn có thể trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp đi trước. Việc trao đổi này không những giúp bạn học hỏi những kinh nghiệm quý báu mà còn làm rút ngắn khoảng cách của bạn với các đồng nghiệp. Hãy mang thêm một số đồ ăn để cùng trò chuyện với nhau về những bộ phim đang được yêu thích… Hãy nhiệt tình tham gia các hoạt động trong phòng thí nghiệm ngay cả khi bạn đang rất buồn ngủ đi chăng nữa, bởi nếu bạn từ chối quá nhiều lần thì mọi người sẽ không rủ bạn tham gia nữa.

9. Hiểu rõ về sự phân chia các cấp bậc trong môi trường làm việc

Tại thời điểm bạn mới vào làm việc, bạn nên nhờ sự hướng dẫn từ các anh chị đi trước. Mọi người có thể cảm thấy bạn là một người phiền phức trong thời gian đó. Nhưng có một số thứ mà chúng ta vẫn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc phân chia các cấp bậc. Điều này đặc biệt đúng nếu như bạn làm việc trong các phòng thí nghiệm lớn.
Ban đầu bạn có thể sẽ làm việc với một Postdoc hoặc những nhà nghiên cứu có thâm niên đang phụ trách các đề tài hoặc dự án mà bạn sẽ tham gia. Nếu gặp những vấn đề khó hiểu, bạn hãy mạnh dãn hỏi ý kiến những người này. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhân viên mới và trên bạn có rất nhiều cấp bậc khác thì bạn nên hạn chế việc có thể tạo sự ấn tượng quá mức. Bởi vì nó có thể gây hiệu quả ngược lại cho bạn.
Có thể lấy một ví dụ như: bạn đang cần một công thức nào đó và bạn hỏi qua một số đồng nghiệp, họ sẽ chỉ cho bạn; nhưng vài tuần sau bạn phát hiện ra rằng sếp của bạn dùng các công thức khác hoàn toàn. Nếu như lúc đó bạn đi khắp nơi và nói về người đồng nghiệp đó thì sếp bạn sẽ nhìn bạn một cách chán nản hoàn toàn. Do vậy, hãy tiến hành làm công việc này một cách cẩn thận, chắc chắn nhưng cũng đừng quên hỏi ý kiến của sếp, lúc đó sếp sẽ có cái nhìn tốt hơn về bạn. Đây là một cách làm khôn ngoan mà bạn nên thực hiện.

10. Biết được sự bực bội của người khác

Ai trong chúng ta cũng đều có sự bực bội của bản thân mình. Và khi đó việc xin mua một số dụng cụ hay môi trường pha chế sẵn từ sếp của bạn sẽ không được cho phép, hoặc đôi khi họ chỉ cho phép bạn mua một số thứ vẫn còn, một số đồng nghiệp  lại từ chối việc để bạn sử dụng đồ thí nghiệm của họ…. Do vậy, hãy quan sát xem tâm trạng cũng như công việc của họ, điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi bạn đang có một dự định nào đó cần trao đổi, chia sẻ.
Đặc biệt luôn giữ nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, tránh tình trạng lãng phí trong quá trình làm việc. Bạn cũng nên xem xét một cách cẩn trọng các thiết bị trước khi sử dụng chúng. Hoặc bạn nên hỏi trước về việc sử dụng chúng cũng như sắp xếp thời gian và địa điểm hợp lý để thực hiện công việc, tránh tình trạng gây bực bội cho người khác khi phải chờ đợi bạn. Điều này đặc biệt đúng khi bạn chuyển đến môi trường làm việc mới. Tất nhiên, bạn cũng có thể giải quyết bằng những các cách cũ bạn từng làm, nhưng bạn nên nhớ rằng: bạn là một nhân viên mới và bạn nên nỗ lực hết sức có thể để hòa nhập với môi trường mới. Bạn sẽ mắc một số sai lầm nhưng hãy nhận lỗi và tiếp tục học hỏi từ những gì xung quanh nhé!

Dịch và tổng hợp từ Bitesizebio
BioMedia VN